THÔNG TƯ LIÊN TỊCH 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC
ngày 21 tháng 07 năm 2008
Hướng dẫn quản lý
và sử dụng quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày
25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày
01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày
31/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ
trợ việc làm ngoài nước (sau đây được viết tắt là Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ),
Liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội, Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước
(sau đây được viết tắt là Quỹ) như sau:
I. NGUỒN HÌNH THÀNH, MỨC VÀ CÁCH THỨC ĐÓNG GÓP QUỸ
1. Số dư Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động chuyển sang.
2. Đóng góp của doanh nghiệp dịch vụ theo quy định tại khoản 2, Điều 2
Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ như sau:
a) Doanh nghiệp dịch vụ trích 1% số thu tiền dịch vụ hàng năm để đóng
góp Quỹ.
Số thu tiền dịch vụ hàng năm làm căn cứ tính mức đóng góp Quỹ là doanh
thu tiền dịch vụ hàng năm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp dịch vụ được hạch toán
khoản đóng góp này vào chi phí hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài của doanh nghiệp.
b) Định kỳ hàng quý, chậm nhất là ngày 10 của tháng đầu quý sau, doanh
nghiệp dịch vụ tự kê khai và đóng góp Quỹ theo quy định. Chậm nhất là cuối quý
I năm sau, doanh nghiệp dịch vụ phải đóng góp đầy đủ và lập báo cáo quyết toán
của năm trước với Quỹ (kê khai và báo cáo theo mẫu tại phụ lục số 1).
3. Đóng góp của người lao động theo quy định tại khoản 3, Điều 2 Quyết
định số 144/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ như sau:
a) Người lao động đóng góp Quỹ mức 100.000 đồng/người/hợp đồng (kể cả
thời gian gia hạn) và được cấp Giấy chứng nhận tham gia Quỹ.
Giấy chứng nhận tham gia Quỹ là chứng chỉ xác nhận người lao động đứng
tên được hưởng các quyền lợi theo quy định tại Thông tư này. Giấy chứng nhận có
giá trị kể từ khi người lao động nộp tiền đóng góp đến khi hợp đồng lao động
kết thúc, kể cả thời gian gia hạn hợp đồng.
Ban điều hành Quỹ có trách nhiệm tổ chức in ấn, phát hành và cung cấp
Giấy chứng nhận tham gia Quỹ cho người lao động thông qua doanh nghiệp, tổ chức
đưa đi và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (theo mẫu tại phụ lục số 2).
b) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp dịch
vụ, doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu
tư ra nước ngoài (sau đây gọi chung là doanh nghiệp, tổ chức đưa đi) đóng góp
Quỹ khi tham gia khóa học bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở
nước ngoài.
c) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân đóng
góp Quỹ khi đăng ký hợp đồng tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
d) Doanh nghiệp, tổ chức đưa đi và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
các tỉnh, thành phố có trách nhiệm thu đóng góp Quỹ của người lao động theo quy
định tại Thông tư này và cấp Giấy chứng nhận cho người lao động theo hướng dẫn
của Ban điều hành Quỹ; định kỳ hàng tháng, chậm nhất là ngày 10 của tháng tiếp
theo, chuyển toàn bộ số thu của tháng trước về tài khoản của Quỹ.
c) Định kỳ (quý, năm), doanh nghiệp, tổ chức đưa đi và Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lập báo cáo thu nộp tiền đóng góp Quỹ của
người lao động (theo mẫu tại phụ lục số 3a) gửi Quỹ kèm theo danh sách người
lao động (theo mẫu tại phụ lục số 3b).
4. Hỗ trợ của ngân sách nhà nước trong trường hợp đặc biệt theo quyết
định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Nguồn thu khác (lãi tiền gửi, tiền tài trợ của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước).
II. NỘI DUNG, MỨC VÀ QUY TRÌNH THỦ TỤC HỖ TRỢ
1. Hỗ trợ mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước theo quy
định tại khoản 1, Điều 3 Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31/8/2007 của Thủ
tướng Chính phủ như sau:
a) Hỗ trợ tham gia hoạt động thăm dò, khảo sát và tìm hiểu thị trường
lao động mới.
Thị trường lao động mới là những nước và vùng lãnh thổ chưa đưa được lao
động Việt Nam
sang làm việc theo hợp đồng.
- Đối tượng được hỗ trợ: Đại diện tổ chức và cá nhân được Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội mời để tham gia hoạt động thăm dò, khảo sát và tìm hiểu
thị trường lao động mới.
- Mức hỗ trợ: Quỹ hỗ trợ vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam đến nước
công tác đối với thành viên được mời thuộc các doanh nghiệp và hỗ trợ toàn bộ
chi phí theo quy định đối với các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Quy trình, thủ tục chi hỗ trợ: Căn cứ Quyết định của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội mời cán bộ tham gia khảo sát thị trường lao động ở nước
ngoài, Quỹ tổ chức mua vé máy bay và hỗ trợ các chi phí khác (nếu có) cho đại
diện tổ chức, cá nhân được mời tham gia đoàn.
- Chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày kết thúc chuyến công tác, tổ chức và cá
nhân được hỗ trợ có trách nhiệm nộp lại các chứng từ chi cho Quỹ để làm thủ tục
thanh toán theo quy định.
b) Hỗ trợ hoạt động tìm kiếm, khai thác thị trường lao động mới của
doanh nghiệp.
- Đối tượng, điều kiện được hỗ trợ: Quỹ hỗ trợ 05 (năm) doanh nghiệp
dịch vụ đầu tiên khai thác và đưa được lao động sang làm việc tại thị trường
mới.
- Mức hỗ trợ: Tối đa bằng 30% tiền vé máy bay và công tác phí cho cán bộ
của doanh nghiệp đi khai thác thị trường lao động mới (theo mức khoán quy định
của Bộ Tài chính đối với cán bộ, công chức được cử đi công tác ngắn hạn ở nước
ngoài do Ngân sách Nhà nước đảm bảo kinh phí), nhưng tối đa không quá 5.000
(năm ngàn) đô la Mỹ/doanh nghiệp/thị trường.
- Quy trình, thủ tục chi hỗ trợ: Doanh nghiệp dịch vụ có văn bản đề nghị
hỗ trợ được Cục quản lý lao động ngoài nước xác nhận là một trong năm doanh
nghiệp đầu tiên khai thác và đưa được lao động sang làm việc tại thị trường mới
(theo mẫu tại phụ lục số 4) gửi Quỹ kèm theo các hồ sơ, tài liệu sau:
+ Quyết định (bản chính) cử cán bộ đi công tác của cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền;
+ Bảng kê chi phí tiền vé máy bay và công tác phí cho cán bộ của doanh
nghiệp đi khai thác thị trường lao động mới (kèm theo toàn bộ chứng từ chi để
đối chiếu).
- Thời gian giải quyết chi hỗ trợ: Quỹ có trách nhiệm giải quyết trong
thời hạn tối đa 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, trường
hợp không giải quyết phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động củng cố và phát triển thị trường
lao động truyền thống.
Thị trường lao động truyền thống là những nước và vùng lãnh thổ đã đưa
được lao động Việt Nam sang
làm việc theo hợp đồng và hiện nay các thị trường này vẫn tiếp tục nhận lao
động Việt Nam.
- Đối tượng, điều kiện được hỗ trợ: Doanh nghiệp dịch vụ đưa được trên
500 lao động/năm/thị trường đối với thị trường có tiền lương cơ bản của người
lao động từ 500 USD/người/tháng trở lên hoặc 1.000 lao động/năm/thị trường đối
với thị trường có tiền lương cơ bản của người lao động dưới 500 USD/người/tháng
và giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh đối với người lao động.
- Mức hỗ trợ: Tối đa bằng 30% sinh hoạt phí cho cán bộ quản lý lao động
của doanh nghiệp ở nước ngoài (theo mức sinh hoạt phí tối thiểu quy định của Bộ
Tài chính đối với cán bộ, công chức được cử đi công tác tại cơ quan đại diện
Việt Nam ở nước ngoài), nhưng tối đa không quá 3.000 (ba ngàn) đô la Mỹ/doanh
nghiệp/năm/thị trường.
- Quy trình, thủ tục chi hỗ trợ: Hàng năm, doanh nghiệp dịch vụ có văn
bản đề nghị hỗ trợ có xác nhận của Cục quản lý lao động ngoài nước về số lượng
lao động đưa đi và tình hình quản lý lao động ở nước ngoài (theo mẫu tại phụ
lục số 4) gửi Quỹ kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Quyết định (bản chính) cử cán bộ đi quản lý lao động ở nước ngoài của
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
+ Bảng kê chi phí về sinh hoạt phí cho cán bộ quản lý lao động của doanh
nghiệp ở nước ngoài (kèm theo toàn bộ chứng từ chi để đối chiếu).
- Thời gian giải quyết chi hỗ trợ; Quỹ có trách nhiệm giải quyết trong
thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kề từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, trường
hợp không giải quyết phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
d) Hỗ trợ các hoạt động nhằm mục đích tạo quan hệ, vận động tranh thủ
đối tác, thu thập thông tin để tìm hiểu, xúc tiến và tìm kiếm thị trường mới,
củng cố và phát triển thị trường lao động truyền thống của Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội đối với những nhiệm vụ chưa được ngân sách nhà nước bố trí kinh
phí.
- Mức hỗ trợ: Không vượt quá 30% tổng chi phí hàng năm về hoạt động xúc
tiến mở thị trường lao động ngoài nước theo dự toán được duyệt.
Hàng năm, Quỹ lập dự toán chi hỗ trợ cho các hoạt động nêu trên trình Bộ
trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt.
- Quy định, thủ tục chi hỗ trợ: Khi có phát sinh các hoạt động nêu trên,
cơ quan, tổ chức và cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện có văn bản trình Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt nội dung và dự toán kinh phí. Căn cứ
vào nội dung và dự toán được duyệt, Quỹ cấp kinh phí và quyết toán theo quy
định.
đ) Hỗ trợ hoạt động quảng bá nguồn lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài.
- Đối tượng, điều kiện được hỗ trợ: Các cơ quan được Bộ trưởng Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội cho phép tổ chức các hoạt động quảng bá nguồn lao
động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài.
- Mức hỗ trợ: Tối đa bằng 50% chi phí thực tế nhưng không quá 50% dự
toán được duyệt.
- Quy trình, thủ tục chi hỗ trợ; Cơ quan tổ chức các hoạt động quảng bá
có giấy đề nghị hỗ trợ gửi Quỹ kèm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội cho phép tổ chức các hoạt động quảng bá nguồn lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (trong quyết định nêu rõ nội dung và dự toán
kinh phí thực hiện).
- Thời gian giải quyết hỗ trợ: Tối đa 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ
theo quy định, Quỹ cấp tạm ứng kinh phí hỗ trợ bằng 35% dự toán được duyệt.
Trường hợp không giải quyết phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi hoàn thành các hoạt động quảng bá, cơ
quan tổ chức phải thanh quyết toán với Quỹ theo quy định. Hồ sơ gồm có: giấy đề
nghị thanh toán và bảng kê chi phí (kèm theo toàn bộ chứng từ chi để đối
chiếu).
2. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn lao động theo quy
định tại khoản 2, Điều 3 Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31/8/2007 của Thủ
tướng Chính phủ.
a) Giáo trình, tài liệu bồi dưỡng ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho
người lao động.
- Đối tượng được hỗ trợ: Người lao động đi làm việc ở nước ngoài thông
qua doanh nghiệp, tổ chức đưa đi hoặc theo hợp đồng cá nhân.
- Mức hỗ trợ: Quỹ cung cấp miễn phí giáo trình, tài liệu bồi dưỡng ngoại
ngữ, kiến thức cần thiết cho người lao động thông qua doanh nghiệp, tổ chức đưa
đi hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với hợp đồng cá nhân).
- Quy trình, thủ tục chi hỗ trợ:
+ Định kỳ hàng quý, doanh nghiệp, tổ chức đưa đi và Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội (đối với hợp đồng cá nhân) lập báo cáo và đề nghị cung cấp tài
liệu cho người lao động (theo mẫu tại phụ lục số 5);
+ Doanh nghiệp, tổ chức đưa đi và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có
trách nhiệm lập sổ theo dõi và cấp phát tài liệu cho người lao động; định kỳ
hàng năm lập báo cáo gửi Quỹ về tình hình cấp phát tài liệu cho người lao động
(theo mẫu tại phụ lục số 5).
b) Hỗ trợ học phí bồi dưỡng tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho
người lao động.
- Đối tượng, điều kiện được hỗ trợ: Người lao động là con thương binh,
liệt sĩ và người có công hưởng chế độ chính sách ưu đãi, người lao động thuộc
diện hộ nghèo, người lao động là người dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước
ngoài.
- Mức hỗ trợ: Bằng 50% mức học phí phải nộp theo quy định, nhưng tối đa
không quá 1.500.000 đồng/người lao động.
- Quy trình, thủ tục chi hỗ trợ:
+ Người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ khi bắt đầu tham gia khóa
học bồi dưỡng tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết làm đơn đề nghị hỗ trợ
học phí có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu thường trú và loại
đối tượng của người lao động (theo mẫu tại phụ lục số 6a);
+ Doanh nghiệp, tổ chức đưa đi lập danh sách người lao động thuộc đối
tượng được hỗ trợ (theo mẫu tại phụ lục số 7a) kèm theo đơn của người lao động
gửi Quỹ;
- Thời gian giải quyết hỗ trợ; tối đa 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ
theo quy định, Quỹ hỗ trợ kinh phí cho người lao động thông qua doanh nghiệp,
tổ chức đưa đi, trường hợp không giải quyết phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ
lý do. Chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được tiền từ Quỹ, doanh nghiệp,
tổ chức đưa đi phải chi trả cho người lao động hoặc giảm học phí tương đương
với mức hỗ trợ.
c) Hỗ trợ bồi dưỡng nâng cao tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động đối
với thị trường yêu cầu cao về tay nghề, ngoại ngữ.
- Đối tượng, điều kiện được hỗ trợ: Người lao động tham gia các khóa học
theo đề án thí điểm đưa lao động đi làm việc tại thị trường đòi hỏi cao về tay
nghề, ngoại ngữ được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận cho thực
hiện.
- Mức hỗ trợ: Bằng 20% mức học phí phải nộp theo quy định, nhưng tối đa
không quá 2.000.000 đồng/người lao động.
- Quy trình, thủ tục chi hỗ trợ: Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện đề án
thí điểm đưa lao động đi làm việc tại thị trường đòi hỏi cao về tay nghề, ngoại
ngữ lập danh sách người lao động tham gia khóa học (theo mẫu tại phụ lục số 7b)
gửi Quỹ đề nghị hỗ trợ kinh phí cho người lao động kèm theo văn bản chấp thuận
cho thực hiện đề án (trong đó nêu rõ ngành nghề, số lượng lao động, nội dung
đào tạo bồi dưỡng, mức học phí).
- Thời gian giải quyết hỗ trợ: Tối đa 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ
theo quy định, Quỹ hỗ trợ kinh phí cho người lao động thông qua doanh nghiệp,
tổ chức thực hiện đề án, trường hợp không giải quyết phải trả lời bằng văn bản
và nêu rõ lý do. Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện đề án có trách nhiệm chi trả
cho người lao động hoặc giảm học phí tương đương với mức hỗ trợ.
3. Hỗ trợ giải quyết rủi ro cho người lao động và doanh nghiệp dịch vụ
theo quy định tại khoản 3, Điều 3 Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31/8/2007
của Thủ tướng Chính phủ.
a) Hỗ trợ cho thân nhân của người lao động bị chết.
- Đối tượng được hỗ trợ: Thân nhân của người lao động bị chết trong thời
gian làm việc ở nước ngoài. Thân nhân phải là người được người lao động ủy
quyền trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Mức hỗ trợ: 10.000.000 đồng/trường hợp.
- Quy trình, thủ tục chi hỗ trợ: Thân nhân của người lao động làm đơn đề
nghị hỗ trợ rủi ro có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu của người
lao động và quan hệ giữa người được ủy quyền và người lao động (theo mẫu tại
phụ lục số 6b) gửi Quỹ kèm theo bản phôtô giấy chứng tử của người lao động hoặc
xác nhận của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
- Thời gian giải quyết hỗ trợ: Tối đa 15 ngày từ khi nhận đủ hồ sơ theo
quy định, Quỹ hỗ trợ trực tiếp cho thân nhân người lao động hoặc thông qua hệ
thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (theo địa
chỉ ghi trong đơn đề nghị). Trường hợp không giải quyết phải trả lời bằng văn
bản và nêu rõ lý do.
b) Hỗ trợ cho người lao động bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm
đau, bệnh tật không đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc và phải về nước trước thời
hạn.
- Đối tượng, điều kiện được hỗ trợ: Người lao động đang làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật không
đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc và phải về nước trước thời hạn. Hỗ trợ này
không áp dụng đối với người lao động ra ngoài hợp đồng hoặc phải về nước ngay
sau khi sang đến nước làm việc do sai sót khám sức khỏe trong nước.
- Mức hỗ trợ: Tối đa 5.000.000 đồng/trường hợp đối với người lao động đã
làm việc ở nước ngoài bằng hoặc ít hơn 50% thời hạn hợp đồng và tối đa
3.000.000 đồng/trường hợp đối với người lao động đã làm việc ở nước ngoài trên
50% thời hạn hợp đồng.
- Quy trình, thủ tục chi hỗ trợ:
+ Người lao động hoặc người được người lao động ủy quyền làm đơn đề nghị
hỗ trợ rủi ro có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu của người lao
động và quan hệ giữa người được ủy quyền và người lao động (theo mẫu tại phụ
lục số 6b) gửi Quỹ thông qua doanh nghiệp, tổ chức đưa đi hoặc Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội nơi đăng ký hợp đồng kèm theo giấy xác nhận của cơ quan y
tế nước sở tại hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó về việc người lao động
không đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc;
+ Doanh nghiệp, tổ chức đưa đi và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
lập danh sách người lao động thuộc đối tượng nêu trên (theo mẫu tại phụ lục số
8) kèm theo đơn của người lao động gửi Quỹ đề nghị hỗ trợ cho người lao động;
- Thời gian giải quyết hỗ trợ: Tối đa 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ
theo quy định, Quỹ xem xét, hỗ trợ cho người lao động thông qua doanh nghiệp,
tổ chức đưa đi hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, trường hợp không giải
quyết phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Chậm nhất 5 ngày làm việc kể
từ khi nhận được tiền từ Quỹ, doanh nghiệp, tổ chức đưa đi hoặc Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội phải chi trả cho người lao động.
c) Hỗ trợ cho người lao động trong một số trường hợp rủi ro khách quan
khác.
- Đối tượng được hỗ trợ: Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng.
- Mức hỗ trợ: Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định
mức hỗ trợ tối đa 5.000.000 đồng/trường hợp, trên cơ sở đề nghị của hội đồng
quản lý Quỹ.
- Quy trình, thủ tục chi hỗ trợ: Hội đồng quản lý Quỹ hướng dẫn quy
trình, thủ tục hồ sơ chi hỗ trợ phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
d) Hỗ trợ doanh nghiệp để giải quyết rủi ro cho người lao động.
- Đối tượng, điều kiện được hỗ trợ: Doanh nghiệp dịch vụ phải cử cán bộ
ra nước ngoài để giải quyết rủi ro cho người lao động bị chết trong thời gian
làm việc ở nước ngoài.
- Mức hỗ trợ: Bằng 01 vé máy bay hạng ghế thường (một lượt) từ Việt Nam đến nước
người lao động làm việc.
- Quy định, thủ tục chi hỗ trợ: Doanh nghiệp có giấy đề nghị hỗ trợ
(theo mẫu tại phụ lục số 4) gửi Quỹ kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau:
+ Quyết định (bản chính) cử cán bộ đi công tác của cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền, bản phô tô cuống vé máy bay của cán bộ đi công tác;
+ Bản Phôtô giấy chứng tử của người lao động.
- Thời gian giải quyết chi hỗ trợ: Quỹ có trách nhiệm giải quyết trong
thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, trường
hợp không giải quyết phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Chi cho công tác thông tin tuyên truyền chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài nhằm nâng cao nhận thức của xã hội, phổ biến những mô hình
hiệu quả về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Mức chi theo hợp đồng
kinh tế đảm bảo tiết kiệm, hợp lý và đúng quy định về tài chính.
5. Chi bộ máy quản lý và điều hành Quỹ.
Quỹ được trích 10% trên tổng số thu hàng năm để chi cho bộ máy quản lý
và điều hành Quỹ, gồm các nội dung sau:
a) Chi tiền lương, tiền công cho bộ máy quản lý và điều hành Quỹ.
- Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế làm việc tại Quỹ được
hưởng lương, phụ cấp và các khoản đóng góp (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,
kinh phí công đoàn) theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với đơn vị sự
nghiệp có thu;
- Cán bộ, công chức, viên chức được phân công công tác kiêm nhiệm tại
Quỹ được hưởng phụ cấp quản lý Quỹ theo tỷ lệ phù hợp với thời gian làm việc
tại Quỹ. Tùy thuộc khối lượng công việc và mức độ tham gia, Chủ tịch Hội đồng
quản lý Quỹ quyết định mức phụ cấp đối với từng thành viên của Hội đồng quản lý
Quỹ và Trưởng ban Điều hành Quỹ quyết định mức phụ cấp đối với từng thành viên
Ban điều hành Quỹ, nhưng tối đa không vượt quá lương cơ bản theo ngạch, bậc quy
định tại Nghị định số 204/2004/CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.
- Cán bộ được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng làm việc tại Quỹ: Thực
hiện theo các quy định hiện hành.
b) Các khoản chi công tác phí, chi đoàn ra, đoàn vào, chi hội thảo, hội
nghị phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Quỹ áp dụng theo quy định hiện hành.
Những trường hợp đặc biệt có thể vượt quá mức quy định chung do Chủ tịch hội
đồng quản lý Quỹ quyết định.
c) Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn và các khoản chi khác liên quan
đến hoạt động của Quỹ như: chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định; chi vật tư
văn phòng, chi thanh toán dịch vụ công cộng (tiền điện, nhiên liệu, vệ sinh,
môi trường, v.v…) thực hiện theo chế độ hiện hành.
III. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH QUỸ
1. Quỹ phải tổ chức công tác kế toán, quyết toán theo đúng các quy định
hiện hành của pháp luật về kế toán, tài chính; chịu sự thanh tra, kiểm tra,
kiểm toán về các hoạt động tài chính của Quỹ. Trưởng ban điều hành Quỹ là chủ
tài khoản và chịu trách nhiệm về quản lý tài chính, kế toán của Quỹ.
a) Đối với Ban điều hành Quỹ:
- Chấp hành các quy định về chứng từ kế toán, hạch toán kế toán, mở sổ
kế toán để ghi chép, hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh liên quan đến hoạt động của Quỹ theo quy định của chế độ kế
toán hành chính sự nghiệp hiện hành;
- Lập và gửi đầy đủ, đúng thời hạn các báo cáo tài chính và theo định kỳ
quyết toán hàng năm của Quỹ cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và cơ quan
tài chính theo quy định.
b) Tổ chức, cá nhân đưa đi và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
- Có trách nhiệm mở sở, ghi chép, báo cáo định kỳ và hàng năm (theo mẫu
tại phụ lục số 9) về việc thực hiện chi hỗ trợ cho người lao động gửi Quỹ kèm
theo toàn bộ chứng từ chi hỗ trợ.
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện việc chi và quyết toán
kinh phí được Quỹ hỗ trợ nêu tại điểm b, khoản 5, Mục II của Thông tư này theo
các quy định tài chính hiện hành và hướng dẫn của Ban điều hành Quỹ.
2. Trong trường hợp đặc biệt cần có sự hỗ trợ của nhà nước, Hội đồng
quản lý Quỹ lập dự toán chi tiết gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem
xét đề nghị Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm quyết toán kinh phí NSNN hỗ trợ cho
Quỹ và tổng hợp trong quyết toán chi NSNN hàng năm của Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội theo quy định.
3. Quỹ phải thực hiện công khai tài chính theo quy định hiện hành.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công
báo, các quy định trước đây đối với Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động bị bãi bỏ.
2. Người lao động chỉ được Quỹ hỗ trợ theo quy định tại Thông tư này khi
đóng góp Quỹ đầy đủ và được hưởng tối đa một (01) lần cho từng nội dung hỗ trợ
đối với mỗi lần đóng góp Quỹ. Riêng đối với người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ và Luật
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trước ngày Quyết
định số 144/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực nếu bị rủi ro trong
thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (trong hợp đồng) được hỗ trợ theo
quy định tại điểm a, b, c khoản 3. Mục II Thông tư này.
3. Doanh nghiệp dịch vụ vi phạm việc đóng góp Quỹ sẽ bị xem xét xử lý
theo quy định tại Nghị định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10/9/2007 của Chính phủ.
4. Tổ chức, cá nhân đưa đi và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có
trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn người lao động thực hiện các quy định tại
Thông tư này.
Trường hợp tổ chức đưa đi bị giải thể hoặc phá sản, việc hỗ trợ rủi ro
cho người lao động được Quỹ giải quyết trực tiếp.
5. Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử
dụng Quỹ.
6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách
nhiệm tổ chức, tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với
người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Quyết định số
144/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này.
7. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn,
vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài
chính để kịp thời giải quyết./.
PHỤ LỤC BIỂU MẪU KÈM THEO
Phụ lục 1
(Ban hành kèm theo TTLT số 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 21/7/2008)
(Tên doanh nghiệp)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
Đóng góp Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước
Quý ….. năm………….
Đơn vị tính: đồng VN
Stt
|
Nội dung
|
Trong kỳ
|
Lũy kế từ đầu năm
|
1
|
Doanh thu tiền
dịch vụ
|
|
|
2
|
Đóng góp quỹ
|
|
|
a
|
Số còn phải nộp
kỳ trước chuyển sang
|
|
|
b
|
Số phải nộp kỳ
này
|
|
|
c
|
Tổng số phải nộp
kỳ này (a + b)
|
|
|
d
|
Số đã nộp kỳ này
|
|
|
e
|
Số còn phải nộp
(c – d)
|
|
|
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
Phụ lục 2
(Ban hành kèm theo TTLT số 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 21/7/2008)
Mặt trước Giấy chứng nhận
BỘ LAO ĐỘNG-TBXH
QUỸ HỖ TRỢ VLNN
|
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
QUỸ HỖ TRỢ LAO ĐỘNG NGOÀI NƯỚC
|
GIẤY CHỨNG NHẬN
THAM GIA QUỸ
Số GCN:
Họ và tên:
Ngày, tháng, năm
sinh:
Số CMND:
Số Hộ chiếu:
Địa chỉ ở Việt Nam:
Nước đến làm
việc:
Ngày cấp GCN:
(Phần
lưu tại doanh nghiệp, tổ chức đưa đi hoặc Sở LĐTBXH)
|
GIẤY CHỨNG NHẬN THAM GIA
QUỸ HỖ TRỢ VIỆC LÀM NGOÀI NƯỚC
Số: GCN:...............................
Họ và tên:
Ngày, tháng, năm
sinh:
Số CMND:
Số Hộ chiếu:
Địa chỉ ở Việt Nam:
Nước đến làm
việc:
|
Ngày …. tháng …. năm ………
Trưởng ban điều hành Quỹ
|
(Phần cấp cho người lao động)
|
Mặt sau Giấy chứng nhận
(Phần
lưu tại doanh nghiệp, tổ chức đưa đi hoặc Sở LĐTBXH)
|
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
--------------
1.
Giấy chứng nhận tham gia Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước là chứng chỉ xác nhận
người lao động đứng tên được hưởng các quyền lợi sau:
-
Được cung cấp miễn phí giáo trình, tài liệu bồi dưỡng ngoại ngữ, kiến thức
cần thiết;
-
Được hỗ trợ học phí bồi dưỡng tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết nếu
người lao động là con thương binh, liệt sĩ và người có công hưởng chế độ chính
sách ưu đãi, người lao động thuộc diện hộ nghèo, người lao động là người dân
tộc thiểu số;
-
Được hỗ trợ bồi dưỡng nâng cao tay nghề, ngoại ngữ trong thời gian đầu thực
hiện đề án thí điểm đưa lao động đi làm việc tại thị trường đòi hỏi cao về
tay nghề, ngoại ngữ;
-
Được hỗ trợ rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
2.
GCN có giá trị kể từ khi người lao động nộp tiền đóng góp đến khi hợp đồng
lao động kết thúc, kể cả thời gian gia hạn hợp đồng.
3.
Người lao động chỉ được Quỹ hỗ trợ theo quy định tại Thông tư này khi tham
gia đóng góp Quỹ đầy đủ và được hưởng tối đa một (01) lần cho từng nội dung
hỗ trợ đối với mỗi lần đóng góp Quỹ.
4.
Bảo quản, giữ gìn GCN cẩn thận, không tẩy xóa, làm hỏng. Nếu mất GCN phải báo
cáo cho Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước để được hướng dẫn giải quyết.
(Phân cấp cho người lao động)
|
Phụ lục 3a
(Ban hành kèm theo TTLT số 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 21/7/2008)
(Tên doanh nghiệp, tổ chức đưa đi hoặc Sở LĐTBXH)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------
|
|
.........., ngày tháng năm
…….
|
BÁO CÁO
Thu nộp đóng góp Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước của người lao động
Quý ….. năm………….
1. Số phải nộp kỳ
trước chuyển sang:
2. Số thu trong kỳ:
Stt
|
Thị trường
|
Số lao động
|
Số tiền
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
3. Tổng số phải nộp
trong kỳ (1 + 2):
4. Số đã nộp trong
kỳ:
5. Số còn phải nộp
(3-4):
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
Phụ lục 3b
(Ban hành kèm theo TTLT số 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 21/7/2008)
(Tên doanh nghiệp, tổ chức đưa đi hoặc Sở LĐTBXH)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------
|
|
.........., ngày tháng năm
…….
|
DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG
Đóng góp Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước
Quý ….. năm………….
Stt
|
Họ và tên
|
Số GCN đóng góp Quỹ
|
Số hộ chiếu (hoặc CMND)
|
Nước đến làm việc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
Phụ lục 4
(Ban hành kèm theo TTLT số 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 21/7/2008)
(Tên doanh nghiệp dịch vụ)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------
|
|
.........., ngày tháng năm
…….
|
GIẤY ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
Kính gửi: Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước
Nội dung, lý do hỗ
trợ:
Thị trường lao động
và số lao động đưa đi: (đối với các nội dung hỗ trợ quy định tại tiết b3,
b4, điểm b, khoản 1, mục II của Thông tư).
Tình hình quản lý
lao động ở nước ngoài: (đơn vị các nội dung hỗ trợ quy định tại tiết b4,
điểm b, khoản 1, mục II của Thông tư).
Số tiền đề nghị hỗ
trợ:
Xác nhận của
Cục quản lý lao động ngoài nước
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
Ngày tháng
năm
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
Phụ lục 5
(Ban hành kèm theo TTLT số 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 21/7/2008)
(Tên doanh nghiệp, tổ chức đưa đi hoặc Sở LĐTBXH)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------
|
|
.........., ngày tháng năm
…….
|
BÁO CÁO
Cung cấp giáo trình, tài liệu bồi dưỡng ngoại ngữ, kiến thức cần thiết
cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Quý ….. Năm ……
Stt
|
Loại tài liệu
|
Số tồn đầu kỳ
|
Số nhận trong kỳ
|
Số đã cấp cho người lao động trong kỳ
|
Số đề nghị cấp cho kỳ sau
|
|
- Tài liệu 1
|
|
|
|
|
|
- Tài liệu 2
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
Phụ lục 6a
(Ban hành kèm theo TTLT số 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 21/7/2008)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Về việc hỗ trợ học phí bồi dưỡng tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần
thiết
Kính gửi: Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước
Họ tên người lao
động:
Hộ khẩu thường trú:
Số hộ chiếu (hoặc
CMND):
Nơi
cấp:
Ngày cấp:
Đối tượng: (thuộc
đối tượng nào thì ghi đối tượng đó: con thương binh, liệt sĩ và người có công
hưởng chế độ chính sách ưu đãi; người lao động thuộc diện hộ nghèo, người lao
động là người dân tộc thiểu số)
Tổ chức đưa đi:
Nước đến làm việc:
Xác nhận của chính quyền cấp xã
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
Ngày tháng năm
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú: chính quyền cấp xã
xác nhận hộ khẩu thường trú và loại đối tượng của người lao động.
Phụ lục 6b
(Ban hành kèm theo TTLT số 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 21/7/2008)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------
GIẤY ĐỀ NGHỊ
Về việc hỗ trợ rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài
Kính gửi: Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước
Họ tên người lao
động:
Số hộ chiếu:
Nơi
cấp:
Ngày cấp:
Tổ chức đưa đi:
Nước đến làm việc:
Thời hạn hợp đồng:
(số tháng)
, từ ngày /
/ đến
ngày / /
Thời gian làm việc
ở nước ngoài: (số tháng), từ ngày / /
đến ngày / /
Lý do hỗ trợ: (Người
lao động bị chết, tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật)
Họ tên, địa chỉ
người nhận:
Tại Ngân hàng:
____________________________________________________________
Họ tên người được
ủy quyền:
Quan hệ với người
lao động (vợ, chồng, con, bố, mẹ …);
Hộ khẩu thường trú:
Số CMND:
Nơi cấp:
Ngày cấp:
(Chỉ khai phần này nếu người đề nghị không
phải là người lao động)
Xác nhận của chính quyền cấp xã
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
Ngày tháng năm
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú: Chính quyền cấp xã
xác nhận hộ khẩu thường trú của người lao động và quan hệ giữa người được ủy
quyền và người lao động.
Phụ lục 7a
(Ban hành kèm theo TTLT số 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 21/7/2008)
(Tên doanh nghiệp, tổ chức đưa đi)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
|
.........., ngày tháng năm
…….
|
DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ HỌC PHÍ
Quý …. năm …
Stt
|
Họ tên người lao động
|
Ngày sinh
|
Số hộ chiếu
|
Loại đối tượng
|
Số GCN đóng góp Quỹ
|
Nước đến làm việc
|
Mức học phí người lao động đã nộp
|
Mức hỗ trợ cho người lao động
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
Phụ lục 7b
(Ban hành kèm theo TTLT số 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 21/7/2008)
(Tên doanh nghiệp, tổ chức hoặc cơ sở đào tạo)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------
|
|
.........., ngày tháng năm
…….
|
DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ HỌC PHÍ
(Theo chương trình thí điểm)
Stt
|
Họ tên người lao động
|
Ngày sinh
|
Số hộ chiếu (hoặc CMND)
|
Nước đến làm việc
|
Mức học phí theo đề án được duyệt
|
Mức hỗ trợ cho người lao động
|
Nâng cao tay nghề
|
Nâng cao ngoại ngữ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
Phụ lục 8
(Ban hành kèm theo TTLT số 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 21/7/2008)
(Tên doanh nghiệp, tổ chức đưa đi hoặc Sở LĐTBXH)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------
|
|
.........., ngày tháng năm
…….
|
DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ RỦI RO
Stt
|
Họ tên người lao động
|
Ngày sinh
|
Số hộ chiếu
|
Số GCN đóng góp Quỹ
|
Ngày xuất cảnh
|
Ngày về nước (hoặc bị chết)
|
Nơi làm việc ở nước ngoài
|
Lý do hỗ trợ
|
Số tiền
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
Phụ lục 9
(Ban hành kèm theo TTLT số 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 21/7/2008)
(Tên doanh nghiệp, tổ chức đưa đi hoặc Sở LĐTBXH)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------
|
|
.........., ngày tháng năm
…….
|
BÁO CÁO
Chi hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Quý ….. Năm ……
1. Số dư kinh phí
kỳ trước chuyển sang:
2. Số kinh phí nhận
trong kỳ:
3. Số chi hỗ trợ
trong kỳ
Stt
|
Nội dung
|
Số lao động
|
Số tiền
|
1
|
Hỗ trợ học phí
bồi dưỡng tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết
|
|
|
2
|
Hỗ trợ bồi dưỡng
nâng cao tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động theo đề án thí điểm
|
|
|
3
|
Hỗ trợ cho thân
nhân người lao động bị chết ở nước ngoài
|
|
|
4
|
Hỗ trợ cho người
lao động bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật phải về nước
trước thời hạn.
|
|
|
5
|
Hỗ trợ rủi ro
khác
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
4. Số dư kinh phí
kỳ này:
Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|